Phật pháp ứng dụng Thiền của Phật

Ðức Phật dạy: "Ta xem ngôi vị của vua chúa hay các nhà cai trị chỉ như hạt bụi. Ta thấy kho tàng vàng ngọc châu báu như gạch đá. Ta coi xiêm y lụa là như giẽ rách. 


Ta nhìn ra vô số thế giới của vũ trụ như cái hạt nhỏ trong trái cây, và chiếc hồ lớn nhất của Ấn độ như giọt dầu trên bàn chân ta. Ta nhận thấy mọi pháp trong đời đều là hư huyển tựa như ảo thuật của phù thủy. 

Ta suy nghiệm ra niệm tối thượng giải thoát như một sợi chỉ đan bằng vàng trong giấc mộng, và xem thánh đạo của các đấng giác ngộ như những đóa hoa trong mắt. 

Ta thấy thiền định như trụ chống của một quả núi, cõi Niết bàn như là ác mộng giữa ban ngày. 

Ta xem sự phán đoán về thiện và ác như vũ khúc uốn luợn của con rồng, và sự tăng và giảm của đức tin như vết tích sót lại của bốn mùa."

Xem thêm:

Thiền của Phật

Phật pháp ứng dụng Thiền của Phật

Ðức Phật dạy: "Ta xem ngôi vị của vua chúa hay các nhà cai trị chỉ như hạt bụi. Ta thấy kho tàng vàng ngọc châu báu như gạch đá. Ta coi xiêm y lụa là như giẽ rách. 


Ta nhìn ra vô số thế giới của vũ trụ như cái hạt nhỏ trong trái cây, và chiếc hồ lớn nhất của Ấn độ như giọt dầu trên bàn chân ta. Ta nhận thấy mọi pháp trong đời đều là hư huyển tựa như ảo thuật của phù thủy. 

Ta suy nghiệm ra niệm tối thượng giải thoát như một sợi chỉ đan bằng vàng trong giấc mộng, và xem thánh đạo của các đấng giác ngộ như những đóa hoa trong mắt. 

Ta thấy thiền định như trụ chống của một quả núi, cõi Niết bàn như là ác mộng giữa ban ngày. 

Ta xem sự phán đoán về thiện và ác như vũ khúc uốn luợn của con rồng, và sự tăng và giảm của đức tin như vết tích sót lại của bốn mùa."

Xem thêm:

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Ngôi chùa yên tĩnh

Shoichi là một thiền sư chột mắt, nhưng rạng ngời giác ngộ. Ngài dạy hàng đệ tử ở chùa Tofuku.


Ngày và đêm cả ngôi chùa đều tuyệt yên tỉnh. Không hề nghe một tiếng động.


Ngay cả việc tụng kinh cũng bị thiền sư cấm. Ðệ tử của ngài chỉ làm có một việc là thiền định.


Khi thiền sư viên tịch, cụ già hàng xóm nghe có tiếng chuông rung và tiếng tụng kinh. Bà biết ngay rằng Soichi đã khuất núi.


Xem thêm:

Ngôi chùa yên tĩnh

Phật pháp ứng dụng Ngôi chùa yên tĩnh

Shoichi là một thiền sư chột mắt, nhưng rạng ngời giác ngộ. Ngài dạy hàng đệ tử ở chùa Tofuku.


Ngày và đêm cả ngôi chùa đều tuyệt yên tỉnh. Không hề nghe một tiếng động.


Ngay cả việc tụng kinh cũng bị thiền sư cấm. Ðệ tử của ngài chỉ làm có một việc là thiền định.


Khi thiền sư viên tịch, cụ già hàng xóm nghe có tiếng chuông rung và tiếng tụng kinh. Bà biết ngay rằng Soichi đã khuất núi.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Học im lặng

Ðệ tử phái Tendai thường tập quán tưởng trước khi Thiền được du nhập vào Nhật.


Có bốn tăng sinh kết bạn và quyết giữ thanh tịnh trong bảy ngày.
Ngày đầu cả bốn đều im lặng. Việc trầm tư mặc tưởng của họ khởi đầu tốt đẹp, nhưng khi đêm xuống và ngọn đèn dầu tàn dần thì một vị buộc miệng gọi kẻ hầu: "Rót thêm dầu."


Tăng sinh thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất lên tiếng. 


"Chúng ta không nên nói lời nào mới phải," ông phê bình.

"Cả hai vị ngu quá. Tại sao lại nói chuyện?" người thứ ba hỏi.


"Chỉ có tôi là không nói tiếng nào," tăng sinh thứ tư kết luận.


Xem thêm:

Học im lặng

Phật pháp ứng dụng Học im lặng

Ðệ tử phái Tendai thường tập quán tưởng trước khi Thiền được du nhập vào Nhật.


Có bốn tăng sinh kết bạn và quyết giữ thanh tịnh trong bảy ngày.
Ngày đầu cả bốn đều im lặng. Việc trầm tư mặc tưởng của họ khởi đầu tốt đẹp, nhưng khi đêm xuống và ngọn đèn dầu tàn dần thì một vị buộc miệng gọi kẻ hầu: "Rót thêm dầu."


Tăng sinh thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất lên tiếng. 


"Chúng ta không nên nói lời nào mới phải," ông phê bình.

"Cả hai vị ngu quá. Tại sao lại nói chuyện?" người thứ ba hỏi.


"Chỉ có tôi là không nói tiếng nào," tăng sinh thứ tư kết luận.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Vật quý nhất trên đời

Một đệ tử đã hỏi Sozan, một thiền sư Trung quốc: "Vật gì quý nhất trên đời?"


Thiền sư trả lời: "Cái đầu của con mèo chết."


"Tại sao cái đầu của con mèo chết lại là vật quý nhất trên đời?’ thiền sinh thắc mắc.


Sozan trả lời: "Bởi vì không ai có thể trả giá được."

Xem thêm:

Vật quý nhất trên đời

Phật pháp ứng dụng Vật quý nhất trên đời

Một đệ tử đã hỏi Sozan, một thiền sư Trung quốc: "Vật gì quý nhất trên đời?"


Thiền sư trả lời: "Cái đầu của con mèo chết."


"Tại sao cái đầu của con mèo chết lại là vật quý nhất trên đời?’ thiền sinh thắc mắc.


Sozan trả lời: "Bởi vì không ai có thể trả giá được."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Mỗi phút đều là thiền

Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in.


Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."


Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.


Xem thêm:

Mỗi phút đều là thiền

Phật pháp ứng dụng Mỗi phút đều là thiền

Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in.


Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."


Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Ông Tầu vui vẻ

Nếu ai đi phố Tàu ở Mỹ cũng đều thấy tượng của một vị mập mạp mang một túi vải. Những kẻ kinh doanh gọi là Ông Tầu vui vẻ hay Ông Thần tài.


Thực ra ông này tên là Hotei, sống ở thời nhà Ðường. Ông chẳng có ý tự gọi mình là thiền sư hoặc kết nạp môn đồ.


Ông đi rảo khắp phố phường, vai mang một cái túi vải lớn trong đó chứa đủ thứ kẹo, bánh, trái cây người ta cúng biếu, rồi ông lại phát cho lũũ trẻ hay chạy theo ông vui đùa. Ông đã tạo nên một nhà trẻ giửa phố.
 

Khi nào ông gặp một kẽ mộ đạo, ông ngữa tay xin: "Cho tôi một hào." Và nếu có ai bảo ông trở về chùa mà thuyết pháp, ông lại trả lời: "Cho tôi một hào."
 

Một hôm đang vui chơi với đám trẻ, tình cờ có một thiền sư đi qua, dừng lại hỏi:

"Thế nào là yếu tính của Thiền?”
Lập tức, Hotei yên lặng bỏ túi vải nặng nề xuống đất.


Vị thiền sư kia hỏi tiếp: "Thế thì, cái thực dụng của Thiền là gì? Nhanh chóng, Ông Tầu vui vẻ vác cái bị lên vai và tiếp tục đi.


Xem thêm:

Ông Tầu vui vẻ

Phật pháp ứng dụng Ông Tầu vui vẻ

Nếu ai đi phố Tàu ở Mỹ cũng đều thấy tượng của một vị mập mạp mang một túi vải. Những kẻ kinh doanh gọi là Ông Tầu vui vẻ hay Ông Thần tài.


Thực ra ông này tên là Hotei, sống ở thời nhà Ðường. Ông chẳng có ý tự gọi mình là thiền sư hoặc kết nạp môn đồ.


Ông đi rảo khắp phố phường, vai mang một cái túi vải lớn trong đó chứa đủ thứ kẹo, bánh, trái cây người ta cúng biếu, rồi ông lại phát cho lũũ trẻ hay chạy theo ông vui đùa. Ông đã tạo nên một nhà trẻ giửa phố.
 

Khi nào ông gặp một kẽ mộ đạo, ông ngữa tay xin: "Cho tôi một hào." Và nếu có ai bảo ông trở về chùa mà thuyết pháp, ông lại trả lời: "Cho tôi một hào."
 

Một hôm đang vui chơi với đám trẻ, tình cờ có một thiền sư đi qua, dừng lại hỏi:

"Thế nào là yếu tính của Thiền?”
Lập tức, Hotei yên lặng bỏ túi vải nặng nề xuống đất.


Vị thiền sư kia hỏi tiếp: "Thế thì, cái thực dụng của Thiền là gì? Nhanh chóng, Ông Tầu vui vẻ vác cái bị lên vai và tiếp tục đi.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Cuối tuần qua, tôi đã phải dành ra một buổi để dọn đi mớ cây Primrose – mà tự điển dịch là hoa anh thảo – mọc lòa xòa trên rẻo sân nhỏ bé phía trước nhà. Loại bông Mexican Prim-rose cao không hơn hai gang tay này, với màu hoa phơn phớt tím hồng và cánh lá mỏng manh, thân cành ẻo lả dễ rập rờn lay động theo những đợt gió đầu xuân, từng làm dịu mắt bao khách qua đường cách đây hơn tháng, nay đã đến hồi lụi tàn. Cây thì vẫn còn đó nhưng không cho bông nữa, cành lá bắt đầu khô nám, đứng xác xơ lổm xổm trông thật tội nghiệp.

Tay không ngừng bứt bỏ mấy thân cây nhỏ bé, đầu óc tôi không khỏi lan man nghĩ thầm, ta đâu cần đợi qua bốn mùa xuân hạ thu đông mới thấy được sự hoại diệt trong thiên nhiên. Và mảnh vườn của chúng tôi cũng vậy, đâu cần phải qua hơn một đời chủ mới thấy sự bể dâu. Sẵn trớn, tôi miên man lội ngược dòng thời gian, nhớ lại từng sự kiện xảy ra trong khuôn vườn nhà với một chút buồn buồn thú vị của cái thú hồi tưởng chuyện qua.


Phật pháp ứng dụng Tạm biệt anh thảo

Nhớ lại quãng thời gian mới dọn tới đây mà… thương ông xã tôi hết sức! Lúc đó, vì lần đầu tiên mới có nhà riêng, lại là người mê cây cối bông hoa, tôi đã “hành” đấng ông chồng của mình không ít. Với bệnh ham muốn trồng thật nhiều bông hoa cây cỏ đủ loại, đi đâu tôi cũng để ý tới cây cối hoa kiểng và bằng mọi cách (bắt ông xã) “rước” chúng về nhà cho bằng được, từ tậu mua cho đến hỏi xin.

“Anh ơi, mình phải có một giàn bông giấy cho giống bên nhà… Anh ơi, mình phải có một bụi trúc cho có vẻ Đông Phương… Mình phải có một vài chậu trầu bà để treo như ở nhà em hồi trước… Mình phải có một chậu hoa quỳnh để ngắm hoa nở giữa đêm chớ hoa ở nhà người ta sao mà ngắm được… Mấy nhánh hoa lau phất phơ này đẹp quá, mình phải tìm mua để trồng một bụi, cũng có lý lắm hả anh…”

Bao nhiêu câu “mình phải có…” là bấy nhiêu lần ông xã tôi phải khệ nệ khuân vác mang về, hì hục đào lỗ, trộn phân, trồng xuống, để rồi mười lần hết bảy là phải dời bứng cây đi chỗ khác (có khi dời gốc tới hai ba bận) vì sau khi trồng xong mới thấy, vì lý do này hay lý do khác, cây không hợp với địa thế đã chọn. Thật ra không phải lúc nào “người hùng” của tôi cũng vui vẻ ga lăng như vậy đâu mà có lẽ do… nghiệp, nếu lý giải chuyện đời theo lăng kính nhà Phật. Bởi sau mỗi lần giận nhau thì chàng hay “bình thường hóa bang giao” bằng những câu “offer” quá hẫp dẫn đối với tôi như, “Em muốn trồng cây cỏ lau đó ở đâu?” hay “Em muốn đổi cây bông này qua chậu nào?” hoặc “Chiều nay em muốn đi Home Depot hay nursery nào?”

“Được lời như cởi tấm lòng,” tôi làm sao đành lòng từ chối (vả lại giận nhau cũng đâu có vui gì). Thế là “dân số” của cây cối trong vườn cứ theo đà đó mà tăng trưởng. Chưa kể cả hai vợ chồng tôi mỗi người đều có một “chứng bệnh” riêng đối với cây. Ông xã tôi thì mắc bệnh “phù suy” về đủ mọi phương diện ngay cả với cây cối. Vì động lòng trắc ẩn, cây nào èo uột khó nuôi lại được ông ấy ra sức cứu chữa chứ không vất bỏ bao giờ. Thậm chí chàng còn “adopt” mấy chậu cây héo xào ở nurse-ry được chủ vườn (khôn ngoan) cắm lên một tấm bảng rất tội nghiệp “Please, take me home!” Còn tôi thì bụi cây gốc cỏ nào có dính dáng đến kỷ niệm thì phải tìm cách giữ lại cho đến cùng. Ngoài ra, tôi còn bệnh “dị đoan” nữa. Cây nào mà tôi tin là đem lại điều may mắn cho gia đình thì phải được đặc biệt săn sóc để chúng luôn khỏe mạnh tươi tốt hay ít nhất là không yểu mệnh.

Đấy, sơ sơ ngần ấy thứ đủ khiến hai vợ chồng tối ngày “bù đầu” với mảnh vườn. Cực mà vui. Tôi tự nhủ như vậy. Mà phần nào cũng đúng như vậy. Chẳng hạn như khi người ta đang có nhu cầu giải tỏa một nỗi buồn bực nào đó bằng hành động, hay lấp đầy một niềm trống vắng bằng sự bận bịu nhất thời, không gì hơn là lăn lưng, xắn áo để hết tâm trí vào việc nhổ cỏ, bứt lá, dọn gốc, tỉa cành làm đẹp khu vườn.

Nhưng, sự đời không ngừng lại ở đó. Cái ham muốn nhiều khi đi lố để thành ham hố, tham lam và làm khổ mình cũng như người chung quanh mình. Tôi nhận ra điều đó sau lần bị ông xã thẳng thắn phê bình, “Em sao hay ‘đứng núi này trông núi nọ’ quá. Thấy hoa của nhà người ta đẹp thì cứ thưởng thức đi, kiếm về trồng làm chi rồi than cực, than bông không nhiều bằng bông của người ta, than phải dành thì giờ cho cây cối nhiều quá không có thì giờ làm chuyện khác…”

Nghe vậy tôi cũng đâm… nhột. Và đúng lúc tôi bắt đầu thấy cần phải “đặt lại vấn đề” trồng cây thì tôi cũng gặp cơ duyên nghe được những dĩa Pháp thoại giảng về hình thức vi tế của “tham” (trong tam độc tham-sân -si) rồi chợt “ngộ” ra: đâu phải chỉ thấy mình không nhặt của rơi, không giựt giành phần lợi là đủ kết luận rằng mình không tham. Và xét cho kỹ, hình như “bệnh” ham hố trồng cây của tôi cũng là một hình thức… hơi tham tham rồi đó.

Gặp hoa đẹp thì ở đâu thì vui lòng thưởng thức nó đi, cần gì phải đem về nhà mình để sáng tối ra vào nhìn ngắm cho “thỏa lòng mong nhớ.” Đó là chưa nói đến việc cái gì có trong tầm tay lại không còn thấy quý nữa. Nhờ lối lý luận này tôi đã trấn áp được bệnh ghiền trồng hoa khá hiệu quả, bèn ngưng trồng thêm cây, và thấy mình bỗng… khỏe hẳn ra.

Quan trọng hơn hết, cũng nhờ bỏ được căn bệnh này, tôi đã “sống còn” được sau một “biến cố” khá trọng đại cho khu vườn của một kẻ yêu cây trước đây như vợ chồng tôi. Số là oái oăm làm sao, tụi tôi mê cây bao nhiêu thì bà hàng xóm của tụi tôi hoàn toàn trái lại. Đã vậy, sân sau nhà bà có hồ bơi nên các tia bông mận (một loại cây trái như mận Việt Nam nhưng quả và lá nhỏ xíu) từ nhà tôi bay sang lại là “kẻ thù số một” của bà. Lâu lâu tụi tôi lại nghe bà than phiền về chuyện này và phải giải quyết bằng cách cắt bớt những cành cây mọc chĩa qua “không phận” hàng xóm.

Cho đến một ngày, với vẻ mặt đầy nghiêm trọng, bà gõ cửa nhà chúng tôi, thông báo rằng hồ bơi của bà đã hư hại nặng nề, đã phải sửa chữa mất mấy ngàn bạc, mà “thủ phạm” chính là cây mận nhà tôi. Vì vậy, bà yêu cầu tụi tôi phải chặt cái cây “quái ác” mọc sát bờ tường đó đi. “Thật là quá lắm! Cây từ sân nhà tôi, tạo bóng mát và vẻ duyên dáng cho ngôi vườn tụi tôi mà bà ta ra lệnh phải chặt bỏ vì quyền lợi của riêng bà, ngon chưa!” Tụi tôi nghĩ vậy nên giữ vững lập trường “bất khuất,” “không gì quý hơn độc lập tự do,” mặc kệ tinh thần “yêu nước là yêu hồ bơi” của bà hàng xóm. Nhưng sau, thấy bà xuống nước năn nỉ và đề nghị sẽ chi trả tiền công đào bỏ cây như là một biểu tỏ ghi nhận sự hy sinh của tụi tôi, vợ chồng tôi bèn nghĩ lại và đành phải chấp thuận cho vui cửa vui nhà… láng giềng, cũng như để trưa trưa còn được nghe tiếng vui đùa bơi lội bì bõm của lũ trẻ hàng xóm vẳng sang.

Như đã nói, nhờ đã chữa được bệnh mê cây, nỗi “đau lòng” trong tôi khi mất đi một bóng mát thân quen cũng không trầm trọng như xưa. Tiện thể, mùa thu năm đó, chúng tôi cũng dẹp luôn bụi cỏ lau mà tôi rất thích để tránh cho cả xóm khỏi “chửi thầm trong bụng” vì những sợi bông cỏ từ nhà tôi tung bay bám dính khắp nơi trong những ngày gió lộng. Âu đó cũng là một “bài tập” nhỏ để tôi thể hiện tinh thần “hỷ xả” ấy mà, tôi tự an ủi mình như vậy.

Xem thêm:

Tạm biệt anh thảo

Cuối tuần qua, tôi đã phải dành ra một buổi để dọn đi mớ cây Primrose – mà tự điển dịch là hoa anh thảo – mọc lòa xòa trên rẻo sân nhỏ bé phía trước nhà. Loại bông Mexican Prim-rose cao không hơn hai gang tay này, với màu hoa phơn phớt tím hồng và cánh lá mỏng manh, thân cành ẻo lả dễ rập rờn lay động theo những đợt gió đầu xuân, từng làm dịu mắt bao khách qua đường cách đây hơn tháng, nay đã đến hồi lụi tàn. Cây thì vẫn còn đó nhưng không cho bông nữa, cành lá bắt đầu khô nám, đứng xác xơ lổm xổm trông thật tội nghiệp.

Tay không ngừng bứt bỏ mấy thân cây nhỏ bé, đầu óc tôi không khỏi lan man nghĩ thầm, ta đâu cần đợi qua bốn mùa xuân hạ thu đông mới thấy được sự hoại diệt trong thiên nhiên. Và mảnh vườn của chúng tôi cũng vậy, đâu cần phải qua hơn một đời chủ mới thấy sự bể dâu. Sẵn trớn, tôi miên man lội ngược dòng thời gian, nhớ lại từng sự kiện xảy ra trong khuôn vườn nhà với một chút buồn buồn thú vị của cái thú hồi tưởng chuyện qua.


Phật pháp ứng dụng Tạm biệt anh thảo

Nhớ lại quãng thời gian mới dọn tới đây mà… thương ông xã tôi hết sức! Lúc đó, vì lần đầu tiên mới có nhà riêng, lại là người mê cây cối bông hoa, tôi đã “hành” đấng ông chồng của mình không ít. Với bệnh ham muốn trồng thật nhiều bông hoa cây cỏ đủ loại, đi đâu tôi cũng để ý tới cây cối hoa kiểng và bằng mọi cách (bắt ông xã) “rước” chúng về nhà cho bằng được, từ tậu mua cho đến hỏi xin.

“Anh ơi, mình phải có một giàn bông giấy cho giống bên nhà… Anh ơi, mình phải có một bụi trúc cho có vẻ Đông Phương… Mình phải có một vài chậu trầu bà để treo như ở nhà em hồi trước… Mình phải có một chậu hoa quỳnh để ngắm hoa nở giữa đêm chớ hoa ở nhà người ta sao mà ngắm được… Mấy nhánh hoa lau phất phơ này đẹp quá, mình phải tìm mua để trồng một bụi, cũng có lý lắm hả anh…”

Bao nhiêu câu “mình phải có…” là bấy nhiêu lần ông xã tôi phải khệ nệ khuân vác mang về, hì hục đào lỗ, trộn phân, trồng xuống, để rồi mười lần hết bảy là phải dời bứng cây đi chỗ khác (có khi dời gốc tới hai ba bận) vì sau khi trồng xong mới thấy, vì lý do này hay lý do khác, cây không hợp với địa thế đã chọn. Thật ra không phải lúc nào “người hùng” của tôi cũng vui vẻ ga lăng như vậy đâu mà có lẽ do… nghiệp, nếu lý giải chuyện đời theo lăng kính nhà Phật. Bởi sau mỗi lần giận nhau thì chàng hay “bình thường hóa bang giao” bằng những câu “offer” quá hẫp dẫn đối với tôi như, “Em muốn trồng cây cỏ lau đó ở đâu?” hay “Em muốn đổi cây bông này qua chậu nào?” hoặc “Chiều nay em muốn đi Home Depot hay nursery nào?”

“Được lời như cởi tấm lòng,” tôi làm sao đành lòng từ chối (vả lại giận nhau cũng đâu có vui gì). Thế là “dân số” của cây cối trong vườn cứ theo đà đó mà tăng trưởng. Chưa kể cả hai vợ chồng tôi mỗi người đều có một “chứng bệnh” riêng đối với cây. Ông xã tôi thì mắc bệnh “phù suy” về đủ mọi phương diện ngay cả với cây cối. Vì động lòng trắc ẩn, cây nào èo uột khó nuôi lại được ông ấy ra sức cứu chữa chứ không vất bỏ bao giờ. Thậm chí chàng còn “adopt” mấy chậu cây héo xào ở nurse-ry được chủ vườn (khôn ngoan) cắm lên một tấm bảng rất tội nghiệp “Please, take me home!” Còn tôi thì bụi cây gốc cỏ nào có dính dáng đến kỷ niệm thì phải tìm cách giữ lại cho đến cùng. Ngoài ra, tôi còn bệnh “dị đoan” nữa. Cây nào mà tôi tin là đem lại điều may mắn cho gia đình thì phải được đặc biệt săn sóc để chúng luôn khỏe mạnh tươi tốt hay ít nhất là không yểu mệnh.

Đấy, sơ sơ ngần ấy thứ đủ khiến hai vợ chồng tối ngày “bù đầu” với mảnh vườn. Cực mà vui. Tôi tự nhủ như vậy. Mà phần nào cũng đúng như vậy. Chẳng hạn như khi người ta đang có nhu cầu giải tỏa một nỗi buồn bực nào đó bằng hành động, hay lấp đầy một niềm trống vắng bằng sự bận bịu nhất thời, không gì hơn là lăn lưng, xắn áo để hết tâm trí vào việc nhổ cỏ, bứt lá, dọn gốc, tỉa cành làm đẹp khu vườn.

Nhưng, sự đời không ngừng lại ở đó. Cái ham muốn nhiều khi đi lố để thành ham hố, tham lam và làm khổ mình cũng như người chung quanh mình. Tôi nhận ra điều đó sau lần bị ông xã thẳng thắn phê bình, “Em sao hay ‘đứng núi này trông núi nọ’ quá. Thấy hoa của nhà người ta đẹp thì cứ thưởng thức đi, kiếm về trồng làm chi rồi than cực, than bông không nhiều bằng bông của người ta, than phải dành thì giờ cho cây cối nhiều quá không có thì giờ làm chuyện khác…”

Nghe vậy tôi cũng đâm… nhột. Và đúng lúc tôi bắt đầu thấy cần phải “đặt lại vấn đề” trồng cây thì tôi cũng gặp cơ duyên nghe được những dĩa Pháp thoại giảng về hình thức vi tế của “tham” (trong tam độc tham-sân -si) rồi chợt “ngộ” ra: đâu phải chỉ thấy mình không nhặt của rơi, không giựt giành phần lợi là đủ kết luận rằng mình không tham. Và xét cho kỹ, hình như “bệnh” ham hố trồng cây của tôi cũng là một hình thức… hơi tham tham rồi đó.

Gặp hoa đẹp thì ở đâu thì vui lòng thưởng thức nó đi, cần gì phải đem về nhà mình để sáng tối ra vào nhìn ngắm cho “thỏa lòng mong nhớ.” Đó là chưa nói đến việc cái gì có trong tầm tay lại không còn thấy quý nữa. Nhờ lối lý luận này tôi đã trấn áp được bệnh ghiền trồng hoa khá hiệu quả, bèn ngưng trồng thêm cây, và thấy mình bỗng… khỏe hẳn ra.

Quan trọng hơn hết, cũng nhờ bỏ được căn bệnh này, tôi đã “sống còn” được sau một “biến cố” khá trọng đại cho khu vườn của một kẻ yêu cây trước đây như vợ chồng tôi. Số là oái oăm làm sao, tụi tôi mê cây bao nhiêu thì bà hàng xóm của tụi tôi hoàn toàn trái lại. Đã vậy, sân sau nhà bà có hồ bơi nên các tia bông mận (một loại cây trái như mận Việt Nam nhưng quả và lá nhỏ xíu) từ nhà tôi bay sang lại là “kẻ thù số một” của bà. Lâu lâu tụi tôi lại nghe bà than phiền về chuyện này và phải giải quyết bằng cách cắt bớt những cành cây mọc chĩa qua “không phận” hàng xóm.

Cho đến một ngày, với vẻ mặt đầy nghiêm trọng, bà gõ cửa nhà chúng tôi, thông báo rằng hồ bơi của bà đã hư hại nặng nề, đã phải sửa chữa mất mấy ngàn bạc, mà “thủ phạm” chính là cây mận nhà tôi. Vì vậy, bà yêu cầu tụi tôi phải chặt cái cây “quái ác” mọc sát bờ tường đó đi. “Thật là quá lắm! Cây từ sân nhà tôi, tạo bóng mát và vẻ duyên dáng cho ngôi vườn tụi tôi mà bà ta ra lệnh phải chặt bỏ vì quyền lợi của riêng bà, ngon chưa!” Tụi tôi nghĩ vậy nên giữ vững lập trường “bất khuất,” “không gì quý hơn độc lập tự do,” mặc kệ tinh thần “yêu nước là yêu hồ bơi” của bà hàng xóm. Nhưng sau, thấy bà xuống nước năn nỉ và đề nghị sẽ chi trả tiền công đào bỏ cây như là một biểu tỏ ghi nhận sự hy sinh của tụi tôi, vợ chồng tôi bèn nghĩ lại và đành phải chấp thuận cho vui cửa vui nhà… láng giềng, cũng như để trưa trưa còn được nghe tiếng vui đùa bơi lội bì bõm của lũ trẻ hàng xóm vẳng sang.

Như đã nói, nhờ đã chữa được bệnh mê cây, nỗi “đau lòng” trong tôi khi mất đi một bóng mát thân quen cũng không trầm trọng như xưa. Tiện thể, mùa thu năm đó, chúng tôi cũng dẹp luôn bụi cỏ lau mà tôi rất thích để tránh cho cả xóm khỏi “chửi thầm trong bụng” vì những sợi bông cỏ từ nhà tôi tung bay bám dính khắp nơi trong những ngày gió lộng. Âu đó cũng là một “bài tập” nhỏ để tôi thể hiện tinh thần “hỷ xả” ấy mà, tôi tự an ủi mình như vậy.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Ngọn lửa từ bi

Ngọn lửa từ bi muôn đời luôn rực sáng 
Chuyển hoá lòng người đánh mất cả tim gan 
Kẻ chuyên quyền đều ngưỡng kính quy hàng 
Thân bất động an nhiên trong lửa táp.

Ngài như ngọn đèn sáng soi đạo pháp 
Cả cuộc đời thầm lặng sống an nhiên 
Lửa bao quanh mà vẫn ngát hương thiền 
Khắp thế giới năm châu bừng tỉnh dậy.

Đời của Ngài chẳng có gì che đậy 
Vẫn một lòng vì đạo lẫn quê hương 
Trái tim Ngài là ánh đuốc dẫn đường 
Bao thế hệ muôn đời thường ghi nhớ

Xem thêm:

Ngọn lửa từ bi

Phật pháp ứng dụng Ngọn lửa từ bi

Ngọn lửa từ bi muôn đời luôn rực sáng 
Chuyển hoá lòng người đánh mất cả tim gan 
Kẻ chuyên quyền đều ngưỡng kính quy hàng 
Thân bất động an nhiên trong lửa táp.

Ngài như ngọn đèn sáng soi đạo pháp 
Cả cuộc đời thầm lặng sống an nhiên 
Lửa bao quanh mà vẫn ngát hương thiền 
Khắp thế giới năm châu bừng tỉnh dậy.

Đời của Ngài chẳng có gì che đậy 
Vẫn một lòng vì đạo lẫn quê hương 
Trái tim Ngài là ánh đuốc dẫn đường 
Bao thế hệ muôn đời thường ghi nhớ

Xem thêm:
Đọc thêm..